Tin Mới

Post Top Ad

Your Ad Spot

16.9.19

Phân Biệt Đền Thờ Thần Đạo Và Phật Giáo Ở Nhật

Các đền thờ là tài sản lịch sử quan trọng của Nhật Bản – một trong những điểm quan trọng để thu hút khách du lịch
Nhật Bản nổi tiếng với các ngôi đền
Tuy nhiên, bạn có phân biệt được sự khác biệt đền thờ Thần đạo và Phật giáo ở Nhật? Nhật Bản có khoảng 80.000 Đền thờ Thần đạo và 75.000 Đền thờ Phật giáo. Với bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về sự khác biệt của các ngôi đền để thưởng thức văn hóa Nhật một cách trọn vẹn trong chuyến đi của mình.

Tôn giáo

Đền thờ Thần đạo (神社) được gọi là Jinja trong tiếng Nhật. Trong Thần đạo, người Nhật cho rằng những linh hồn và phản linh hồn ở Shinrabansho (mọi thứ trong vũ trụ) và đã tôn thờ núi, rừng, đá, cây cối cùng nhiều thứ khác trong tự nhiên như các vị thần. Một ngôi đền là biểu tượng của Thần đạo sẽ được sắp đặt rất nhiều đồ vật và được các tín đồ viếng thăm.
Đền thờ Phật giáo (寺) trong tiếng Nhật gọi là Tera, có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Quốc. Đức Phật được thờ cúng tại các đền/chùa có các nhà sư. Bức tượng Phật quan trọng nhất được đặt trong sảnh chính của đền.
Đền thờ Phật giáo Sensoji

Kiến trúc

Cách dễ nhất để phân biệt Đền Thần đạo và Đền Phật giáo chính là cổng đền. Tại lối vào của các Đền thờ Thần đạo có cổng lớn gọi là torii. Torii thường được sơn màu đỏ. Còn phần lớn Đền thờ Phật giáo có cổng đền với cấu trúc phức tạp hơn. Một số đền còn có nghĩa trang ngay cạnh đền.
Đền thờ Thần đạo nổi bật với cổng torii và tượng chó hoặc cáo. Đền Fushimi Inari Taisha
Ngoài ra, bạn có thể nhìn thấy bức tượng hình con chó ở Đền thờ Thần đạo (Komainu). Ở một số nơi, trông chúng giống những con vật khác, như cáo chẳng hạn. Trong khi đó, tại Đền thờ Phật giáo bạn sẽ bắt gặp tượng Nio (những hộ pháp của Đức Phật) đứng trước các đền thờ.

Cách thờ cúng

Dù bạn đến thăm các Đền thờ Thần đạo hay Phật giáo thì bạn cũng cần hiểu rằng cách thờ cúng ở mỗi nơi đều có sự khác biệt. Tuy vậy, vẫn có một số ít người Nhật không hiểu được sự khác biệt này. Điểm chung về cách thờ cúng tại Đền thờ Thần đạo hay Phật giáo là Ojigi, nghĩa là cúi đầu.
Rửa tay với chou-za là hành động cần làm cả ở Đền thờ Phật giáo lẫn Thần đạo
Dưới đây là chỉ dẫn về cách thờ cúng dành cho khách du lịch:

Đền thờ Phật giáo

1. Cúi đầu trước cổng đền
2. Đi bộ từ cổng dọc theo đường chính
3. Rửa tay và miệng bằng một gáo nước theo hướng dẫn: Rửa tay trái, sau đó đến tay phải và cuối cùng là súc miệng
4. Hướng khói nhang/về phía mình bởi hành động này được tin rằng sẽ chữa lành tâm trí và những vết thương
5. Xếp hàng cầu nguyện (nếu đang đông người), khi đến lượt bạn hãy cúi người và ném tiền (không quan trọng là bao nhiêu) vào hộp sau đó chắp tay cầu nguyện.
Nghi thức cầu nguyện trước điện thờ

Đền thờ Thần đạo

Cách thờ phụng tại Đền thờ Thần đạo cũng tương tự như Phật giáo (bước 1, 2, 3 như trên). Tuy nhiên nghi thức cầu nguyện trước điện lại có một chút khác biệt.
1. Rung chuông
2. Ném tiền vào hộp (không quan trọng là bao nhiêu)
3. Cúi hai lần
4. Vỗ tay nhẹ hai lần và chắp tay lại cầu nguyện
5. Cúi người thật sâu một lần cuối.
Có khoảng 150.000 Đền thờ Thần đạo và Phật giáo tại Nhật Bản. Bạn có thể lựa chọn tùy theo điểm đến của mình nhé!

Không có nhận xét nào:

BÌNH LUẬN

Post Top Ad

Your Ad Spot

Pages